KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG THƯ VIỆN (Tháng 04/2018)

Chuyên mục: Tin tức & Sự kiện - 18/05/2018

Tháng 4/2018 vừa qua, Thư viện Đại học Nam Cần thơ nhận được thư mời các  thành viên của Liên Chi Hội Thư Viện Đại  Học Phía Nam Vilasal tham dự lớp tập huấn chủ đề “Kỹ năng giao tiếp trong Thư Viện” được tổ chức tại Trường  Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh.

Tập huấn kỹ năng giao tiếp - Thư viện DNC

Hình: Cán bộ Thư viện các Trường Đại học Phía Nam
được nhận giấy chứng nhận đã tham gia lớp tập huấn (Nguồn ảnh: Vilasal)

 

Người trình bày: TS Dương Thị Vân – Giảng viên trường đại học Sài Gòn.

Nội dung: Khái quát về kỹ năng giao tiếp; Nhận diện bản thân bạn đọc (Tìm hiểu qua các hoạt động); Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản (Tìm hiểu qua các hoạt động).

Có 4 yếu tố cấu thành Thư viện:

  1. Trụ sở (Cơ sở vật chất kỹ thuật)
  2. Kho sách (vốn tài liệu có trong thư viện)
  3. Cán bộ thư viện
  4. Bạn đọc 

Khái quát về kỹ năng giao tiếp: Các khái niệm hai từ GIAO TIẾP theo Saville Troike (1986) định nghĩa: Là quá trình trao đổi thông tin giữ mọi người bằng cả ngôn ngữ (20% hiệu quả) và phi ngôn ngữ (80% hiệu quả). Kỹ năng giao tiếp là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức về quá trình giao tiếp (Nguyễn Văn Đồng – Tâm lý học giao tiếp, 2009, tr.61). Vai trò của kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng trong cuộc sống cá nhân vì là một trong những yếu tố giúp cá nhân thành đạt và tạo dựng hạnh phúc. Có hai hình thức giao tiếp: trực tiếp và gián tiếp. Hai phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Nhận diện bản thân và bạn đọc: Đặc điểm tâm lý của bạn đọc Thư viện trường đại  học. Việc giao tiếp giữa cán bộ Thư viện (CBTV) và bạn đọc (BĐ) là yếu tố quan trọng, vì nó làm hiểu rõ nhu cầu của BĐ khi đến Thư viện. BĐ cần thông tin để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập; cần thông tin phục vụ cuộc sống nâng cao sự hiểu biết; nhưng bạn đọc có ít thời gian nên tìm đến thư viện; bạn đọc mong muốn được tôn trọng khi giao tiếp với CBTV. Các nhà tâm lý đã khẳng định 1 câu nói tiêu cực phải cần đến 17 câu nói tích cực để phục hồi.

Tiến sĩ Vân đã cho chơi trò bịt mắt: một bạn bị bịt mắt (BĐ) nhưng phải vẽ lên trang giấy trắng hình mặt người theo sự hướng dẫn của bạn cùng nhóm (là CBTV), để nói lên khi BĐ vào thư viện muốn tìm tài liệu cũng như người bị bịt mắt, cần sự hướng dẫn tận tình và chính xác của CBTV, (minh họa hình 1 & 2 của Nhận diện bản thân và bạn đọc)

Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản

Kỹ năng lắng nghe: CBTV khi tiếp xúc với bạn đọc nên quan tâm lắng nghe với cả trái tim, chú ý đến điều BĐ nói, nếu không rõ nên hỏi lại. Không nên có thái độ thờ ơ.

Kỹ năng quản lý giận dữ: có khi CBTV sẽ không hài lòng với bạn đọc khi vào TV nhưng sự quan tâm, tôn trọng và yêu thương sẽ đè bẹp cơn giận dữ nếu có phát sinh. Vì sự giận dữ bộc phát sẽ làm gia tăng huyết áp, nhức đầu, suy giảm hệ thống miễn nhiễm và nếu thường xuyên không quản lý sự giận dữ sẽ tăng nguy cơ đột tử vì bệnh tim gấp 5 lần.

Kỹ năng tạo bầu không khí tích cực trong TV, chỉ cần một nụ cười và sự bỏ qua những điều không hài lòng từ bạn đọc, CBTV đã tạo bầu không khí tích cực, kéo bạn đọc đến TV vào lần sau, và nhiều lần sau nữa vì bạn đọc cảm thấy được Hiểu - được Yêu thương – được Tôn trọng – được Cảm thấy có giá trị.

Xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Dương Thị Vân đã có buổi trình bày và các hoạt động trò chơi tập thể để minh họa cho nội dung tập huấn sinh động với ấn tượng khó phai.

Xin cám ơn Lãnh đạo trường đã cho phép hai cán bộ thư viện tham dự    lớp tập huấn, học được nhiều điều bổ ích cho kiến thức và nâng cao tầm nhìn về công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện nói chung và thư viện Đại học Nam Cần thơ nói riêng.

HỒNG MAI