GIÁO TRÌNH ĐỊA DANH VIỆT NAM
Tác giả: Đào Ngọc Cảnh, Lê Văn Hiệu
Địa danh, nói nôm na là “tên đất”, tức là tên gọi của các thực thể địa lý được con người đặt tên. Địa danh có quan hệ mật thiết với cuộc sống con người. Mỗi địa danh đều bảo lưu các dấu ấn về văn hóa lịch sử và hoàn cảnh xã hội mà địa danh đó ra đời.
Người Việt Nam luôn luôn gắn bó với mảnh đất mà mình sinh sống. Họ quan niệm rằng: “Cây có cội, nước có nguồn”; đất là “Nơi chôn nhau, cắt rốn”; “Người ta là hoa đất”. Vì vậy, địa danh rất thường gặp trong tục ngữ ca dao. Địa danh trở thành câu nói cửa miệng của người dân: “Trai Nhơn Ái, Gái Nha Mân” hay “ Trai Cầu Vòng Yên Thế, Gái Nội Duệ Cầu Lim”…
Địa danh học ngày càng được sự quan tâm nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau và là mảnh đất màu mỡ luôn hứa hẹn cho người nghiên cứu những phát hiện bất ngờ, thú vị. Nghiên cứu địa danh giúp chúng ta giải mã nhiều dấu ấn về sự hình thành và phát triển của một tộc người, một vùng đất, về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữ cộng đồng và nhiều thông tin địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội, du lịch gắn liền với đia danh đó.
Nội dung sách bao gồm 6 chương: nội dung các chương đề cập đến vấn đề cơ bản về địa danh học như: khái niệm, vị trí và mối quan hệ của địa danh học các ngành khoa học khác, lịch sử hình thành và phát triển của địa danh học trên thế giới và Việt Nam, phương pháp nghiên cứu địa danh…Trên cơ sở đó giáo trình đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề về địa danh Việt Nam như: phương thức tạo thành địa danh, phân loại và phân vùng địa danh Việt Nam.
Cuối cùng là phần tìm hiểu một số địa danh Việt Nam tiêu biểu như: địa danh sông ngòi, địa danh đồi núi, địa danh cư trú và hành chính Việt Nam. Thêm vào đó mỗi chương đều có các câu hỏi và bài tập ứng dụng rất hữu ích cho bạn đọc.
Sách có tại Thư viện DNC mời bạn đọc tham khảo.
Nam Can Tho university catalog › Chi tiết tài liệu: Giáo trình địa danh Việt Nam (nctu.edu.vn)